Hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho từng bề mặt vật liệu gỗ

Như phần trước đã giới thiệu, trong bài viết này, Tủ Bếp An Cường tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc các hướng dẫn vệ sinh các loại bề mặt khác nhau của tủ bếp đúng cách.

Tủ bếp thường được sản xuất từ các loại gỗ công nghiệp MDF và gỗ tự nhiên. Trong đó, gỗ công nghiệp MDF có bề mặt được xử lý bằng các lớp phủ bề mặt bao gồm sơn PU, Laminate, melamine, ép màng PVC, veneer, acrylic. Bề mặt gỗ tự nhiên sơn PU.

 

Mỗi loại bề mặt có cách vệ sinh khác nhau:

 

Đối với laminate: có thể dễ dàng lau chùi với các sản phẩm tẩy rửa thông thường. Không sử dụng các chất tẩy rửa gây mài mòn bề mặt. Pha loãng chất tẩy rửa với nước, sử dụng một miếng vải mềm để lau. Sau đó dùng miếng vải ướt để lau lại, cuồi dùng là dùng vải sạch để lau khô bề mặt. Các vết bẩn cứng đầu như sơn mài, dầu mỡ cũng có thể dễ dàng tẩy rửa bằng các chất tẩy rửa thông thường. Lưu ý trước khi sử dụng cần kiểm tra các sản phẩm làm sạch trên một diện tích nhỏ bề mặt. Các chất tẩy rửa như giấm hay chất tẩy chứa nitro không phù hợp để làm sạch các bề mặt này.

tu bep laminate

 

Đối với Acrylic: Đây là những vật liệu có độ bóng cao. Để đảm bảo bề mặt tủ bếp không bị trầy xước trong quá trình sản xuất cũng như vận chuyển, bề mặt của chất liệu được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ. Màng bảo vệ này được gỡ ra sau khi hoàn thành lắp đặt. Đây là loại bề mặt đặc biệt dễ dàng làm sạch nên khi vệ sinh chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng với khăn ướt không cần sử dụng các chất tẩy rửa. Không sử dụng chất tẩy rửa dùng cho kính lên bề mặt chất liệu này vì nó có chứa dung môi. Khi lau chùi phải dùng khăn sạch vì các hạt bụi bẩn có thể làm chầy xước bề mặt.

 

 

Đối với bề mặt sơn: Sơn là chất liệu với bề mặt có nhiều ưu điểm, không để lộ các mối nối trên bề mặt và có độ bóng cao. Trong thời gian đầu sử dụng, tủ có thể còn mùi nước sơn, mùi này sẽ mất dần trong thời gian ngắn. Bề mặt sơn cũng dễ dàng vệ sinh vì các vết bẩn được loại bỏ nhẹ nhàng mà không cần dùng đến hóa chất tẩy rửa. Không sử dụng chất tẩy rửa kính lên bề mặt này vì nó có chứa dung môi. Phải đảm bảo giẻ lau của bạn hoàn toàn sạch vì bất kỳ hạt cát, hạt bụi nào cũng có thể làm xước bề mặt sơn. Đối với cánh tủ bếp kết hợp tay nắm âm, cần cẩn thận khi đóng và mở cửa, nhẫn và móng tay của bạn có thể làm trầy xước bề mặt nước sơn. Khi bị đổ chất lỏng hoặc hơi nước ngưng tụ trên bề mặt sơn, phải lau ngay vì có thể làm cho lớp nước sơn bị rộp lên.

 

 

Gỗ tự nhiên có các đặc tính được chọn lọc từ veneer và gỗ, được hoàn thiện bằng một lớp sơn bảo vệ. Tủ bếp làm bằng gỗ tự nhiên nên để ở nơi có nhiệt độ giao động từ 15 – 25 ­0C và độ ẩm tương đối khoảng 45 – 55%. Nếu khí hậu khô hơn bề mặt gỗ có thể bị nứt, khí hậu ẩm ướt bề mặt gỗ sẽ bị phồng rộp lên. Lớp sơn bảo vệ trên bề mặt gỗ giúp chăm sóc bề mặt này dễ dàng hơn. Loại bỏ các vết bẩn bằng cách sử dụng vải mềm và xà phòng, sau đó lau lại bằng nước ấm và vải khô.

 

Những lưu ý thêm:

Trong nhà bếp đặc biệt phải chú ý việc xử lý nước, nhiệt độ cao, độ ẩm, hơi nước…ngoài ra cần chú ý đến các loại thực phẩm gây ra những vết bẩn khó loại bỏ. Mặc dù các chất liệu tủ bếp hiện đại có khả năng kháng ẩm, chống hầu hết sự hao mòn nhưng mỗi loại chất liệu đều có đặc tính riêng của nó. Để đảm bảo cho tủ bếp của bạn sử dụng được lâu dài, dưới đây là tóm tắt một số hướng dẫn quan trọng.

 

Kiểm tra tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo tủ không bị chảy tràn nước ra ngoài thấm vào tủ bếp.


Không đứng hoặc ngồi lên mặt bếp, không để trẻ em trong nhà bếp khi không có người lớn giám sát, các thiết bị điện có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.


Ngắt nguồn điện trước khi thay bóng đèn hoặc sửa chữa các thiết bị điện.

Gọi 0901.822.628
Tư vấn nhanh Zalo